Bóng đá đã ảnh hưởng và lan toả sức ảnh hưởng của mình trên khắp thế giới. Nhưng sự thật, bóng đá không phải môn thể thao lâu đời nhất. Bắn cung đã xuất hiện từ rất lâu vào khoảng 2800 năm trước công nguyên. Tuy xuất hiện từ lâu, nhưng môn thể thao này vẫn chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam chúng ta. Bắn cung không chỉ đòi hỏi cần sự hỗ trợ của nhiều dụng cụ đặc thù như cung, tên mà nó còn yêu cầu cao về mặt kĩ thuật. Đây là một môn kết hợp những đức tính kiên trì, nhẫn nại trong thi đấu cho các vận động viên. Dù vẫn chưa quá phát triển, nhưng cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt – cô gái chỉ mới 19 tuổi.
Nhưng với tinh thần cố gắng, ham học hỏi và kiên trì của mình cô đã dành những thành tích đáng khâm phục tại SEA Games vừa qua. Hãy cùng xem lại những thành tích nổi bật của cô nàng tại Đại hội Thể thao Đông Nam á này. Cũng như cập nhật nhưng tin tức bóng đá mới nhất tại website CRA.
Cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt đến với thể thao
-
Cô luyện tập vài tháng tại đội bóng rổ
Dù thích tham gia các môn thể thao đỉnh cao khi còn trẻ; nhưng bắn cung không phải là môn thể thao đầu tiên mà Đỗ Thị Ánh Nguyệt lựa chọn gắn bó. Chiều cao vượt trội 1.65 mét và sự nhanh nhẹn tuyệt vời; cô gái trẻ người Hưng Yên đã nhận được nhiều sự quan tâm và lựa chọn. Đặc biệt, Ông Đào Văn Kiên – Phó trưởng bộ môn và cũng là huấn luyện viên bóng chuyền – bóng rổ; phụ trách bộ môn bóng rổ (thuộc Trung tâm Thi đấu thể dục thể thao Hà Nội) vào giữa năm 2016.
Sau nhiều tháng tập luyện bóng rổ chăm chỉ và nghiêm túc; Ánh Nguyệt bất ngờ chuyển hướng sang một bộ môn hoàn toàn khác là bắn cung. Khi huấn luyện viên bóng rổ nhận ra sự phù hợp của cô gái trẻ sinh năm 2001 thì càng bất ngờ hơn.
-
Đỗ Thị Ánh Nguyệt nhận thấy phù hợp với bắn cung
Như chính Ánh Nguyệt đã chia sẻ: “Quyết định thay đổi này mang lại trải nghiệm thực tế. Thật thú vị vì bóng rổ rất năng động và sôi động; trong khi bắn cung là môn thể thao tương đối“ tĩnh và đòi hỏi sự tập trung cao độ”. Trong quá trình tập luyện và thi đấu, bất kể thời tiết như thế nào; các vận động viên phải luôn đứng vững và giữ thăng bằng. Ngoài ra, mỗi bài bắn cung kỹ thuật đòi hỏi sức mạnh tay gần 20kg. Đây là một thách thức ngay cả với các vận động viên nam chứ không riêng gì đối với các vận động viên nữ.
Đỗ Thị Ánh Nguyệt đã không làm các huấn luyện viên phải thất vọng. Cô đã nhanh chóng thích nghi với mộ thể thao mới; đặc biệt là ở nội dung cung đơn dây, đòi hỏi kỹ năng rất tốt và nền tảng vững chắc. Ngoài tố chất phù hợp, Ánh Nguyệt còn may mắn được ban huấn luyện và các đồng đội chỉ bảo và động viên, giúp cô ngày càng tiến bộ.
-
Cung thủ say mê học tập và rèn luyện kĩ thuật tham gia thi đấu
Càng tập, cô càng say mê việc tập bắn cung luôn mang lại cho Ánh Nguyệt nhiều hứng thú. Đây cũng là động lực để cô đặt quyết tâm chinh phục danh hiệu Olympic môn thể thao này. “Bắn cung cho tôi tính kiên trì, trạng thái bình tĩnh. Nó còn giúp tôi biết đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách trong thi đấu và cuộc sống. Tôi phải luyện tập để giữ trạng thái bình tĩnh trong từng nhịp thở; luôn nhắm trúng mục tiêu cho đến mũi tên cuối cùng”, Ánh Nguyệt Chia sẻ.
Thành tích của cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt
Trong khoảng thời gian ngắn đã thành công rực rỡ với Ánh Nguyệt. Ngay sau đó, nữ vận động viên gốc Hưng Yên được mời tham gia đội tuyển quốc gia. Sau đó giành huy chương đồng “Giải vô địch bắn cung châu Á”. Đồng thời, cô cùng dành được cho mình tấm vé tấm vé trực tiếp tham gia Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 (chính thức dời sang năm 2021).
Thành tích đáng tự hào có ý nghĩa lớn về mặt tâm lý đối với nữ vận động viên này. Nó tiếp thêm động lực để Ánh Nguyệt tiếp tục “bay” cao; lần đầu tiên giành Huy chương Vàng SEA Games 30 tại giải đấu thể thao lớn nhất khu vực.
Hiện các vận động viên đã dần trở lại nhịp tập luyện quen thuộc. Ngành thể thao và Liên đoàn Bắn cung Việt Nam mong muốn các nước trong khu vực nhanh chóng kiểm soát dịch Covid-19 để đội tuyển bắn cung các nước thành viên nhanh chóng “xuất ngoại” tập huấn cho mùa hè năm 2021.
Trích theo nhandan
Bảo Hân